1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

Cúc Vạn thọ loài hoa quen thuộc

Thảo luận trong 'C' bắt đầu bởi cỏ dại, 15/1/13.

  1. cỏ dại Mỏng manh loài cỏ dại
    cỏ dại

    cỏ dại Mỏng manh loài cỏ dại Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    28/11/10
    Bài viết:
    1,534
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    nhổ cỏ dại ngoài công viên
    Nơi ở:
    hoa dại
    Web:
    Cúc Vạn Thọ thuộc giống Tagetes, họ Cúc Asteraceae. Chúng ta cứ tưởng Vạn Thọ nguồn gốc Pháp Quốc hay Phi Châu. Thật ra là nguồn gốc Mexico, Bắc Mỹ Châu. Cây có loài chỉ cao chừng 20 cm, có loài cao hơn 70-80 cm. Lá có mùi hăng hắc khi vò nát, tuy nay cũng có giống lá không hôi và đôi khi còn thơm nữa. Hoa kép hay hoa đơn. Nước ta thường thích hoa Vạn Thọ kép, không cồi, màu vàng tươi, vàng chanh hay màu cam. Hoa Vạn Thọ trồng để phủ đầy bồn cảnh, làm hoa viền quanh bồn, quanh liếp, trồng chậu kiểng, trồng giỏ treo hay làm hoa cắt cành cắm chung với các hoa khác. Những loại Vạn Thọ nở nhiều tháng và lâu tàn đáng cho chúng ta trang điểm các bồn hoa công viên, công thự, dọc các xa lộ, đường phố, dưới các hàng cổ thụ đặc thù cho công chúng chiêm ngưỡng.



    [​IMG]

    Trên thế giới, hoa Vạn Thọ chia ra làm ba loài nguyên và loài lai (hybirds) sau đây:

    1. 1. Loài Vạn Thọ Phi Châu



    Tên khoa học là Tagetes erecta, tiếng Anh gọi là African Marigold. Đây thường là giống Vạn Thọ cây cao nhất và hoa cũng to nhất.
    Đáng kể nhất hiện nay là loài hoa kép, to, nở tròn xoe không cồi gọi Aánh Nguyệt (Moonlight), cây cao chừng 40 cm và mọc dày khít nhau. Trổ hoa sớm như là các giống Vạn Thọ lai vậy. Cây làm bồn cảnh hay cắt cành cắm hoa rất ngoạn mục.
    Một loài Vạn Thọ Phi Châu cũng có hoa kép to và cây còn cao hơn nữa, khoảng 50-70 cm, hột đem gieo thường cho nhiều hoa màu sắc khác nhau, lẫn lộn từ cam đến vàng, vàng kim, vàng chanh, vàng bơ. Tên gọi chung là Gold-n Vanilla. Trồng chậu kiểng hay trồng đầy bồn hoa rất đẹp. Các loài khác của giống này đáng kể ra là Tuổi Vàng (Golden Age), cây cao hơn 75 cm và Doublon, cây cao đến 1,50 m và hoa rất to, có đường kính 12,5 cm.

    2. 2. Loài Vạn Thọ Pháp



    Tên khoa học là Tagetes patula, tiếng Anh gọi là French Marigold. Loài này thường hấp dẫn hơn loài Phi Châu, hoa cũng nhỏ hơn. Nhưng hoa cũng đủ màu đủ kiểu. Dân chúng Âu Mỹ hay thưởng thức các giống hoa đơn, một lớp cánh hoa dài, có cồi của loài này.

    [​IMG]

    Như giống Oai Vệ (Majestic), cây lùn, cao độ 30 cm, hoa vàng đơn, cánh sọc nâu hay sọc màu gõ đỏ, cồi vàng, khiến mọi người chú ý. Cũng như mọi loài Vạn Thọ Pháp khác, ở nơi luôn luôn nóng như đồng bằng nước ta, cây có thể cao hơn 60 cm.

    Giống Kỳ Hoa Sọc Đỏ (Striped Marvel) thân cao đến 75 cm, giống như Oai Vệ, nhưng sọc đỏ. Rất tốt để cắm cành và rất lâu tàn khi cắm bình hoa.


     
    Last edited by a moderator: 10/12/14
  2. Loài Hoa dại Thảo nguyên Hoa
    Loài Hoa dại

    Loài Hoa dại Thảo nguyên Hoa Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    25/11/09
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Nghề nghiệp:
    Design
    Nơi ở:
    Cánh đồng Hoa
    Web:
    Janie là loài ra hoa sớm nhất và hoa nhiều nhất trong nhóm Vạn Thọ Pháp. Cây mọc khít, thân lùn, chỉ cao chừng 20 cm, hoa 4-5 cm là cùng, nhưng đầy đặn, ít cồi và gieo hột sau 6 tuần là đã trổ hoa. Có ba màu được ưa thích là vàng, đỏ lửa và vàng kim, nhưng cũng còn có màu gõ đỏ, màu cam đậm, màu quýt tiều đỏ son, hay lẫn lộn nhiều màu.

    Loài lùn Naughty Marietta, chỉ cao 25 cm, hoa đơn, cánh bên trong điểm vết nâu.
    Loài Mắt Cọp (Tiger eyes), cao 30-35 cm là một Vạn Thọ lạ vì lẽ cánh đơn đỏ huyết ở viền bìa ngoài hoa, còn bên trong nở như là cúc vàng cam.
    Loài Loạt Nữ Hoàng (Queen series) hoa nở tựa hoa trà mi, hải đường, cây lùn 25-30 cm...

    3. 3. Loài Vạn Thọ nhỏ
    Tên khoa học là Tagetes tenuifolia, hay Tagetes signata. Cây nhỏ nên chỉ dùng làm viền ngoài bồn hoa cảnh. Hoa đơn cánh, có cồi và nhỏ 1-2 cm. Loài hay trồng ở Âu Mỹ là Stafire Mix, có đặc điểm là lá thơm mùi chanh bưởi, nhất là khi trời nóng nực.

    4. 4. Loài lai có tên là American Marigold
    Loài lai Antigua Yellow có lẽ là loài Vạn Thọ vàng tươi, hoa kép to 7-8 cm, trồng ở Làng Hoa Gò Vấp? Sau 60 ngày gieo hột là đã ra hoa, và hoa nở liên tiếp nhiều tháng, lâu nhất trong các loài hoa Vạn Thọ. Cây mọc khít và cao 30-50 cm. Có khi gọi là Inca lùn.

    Loài lai Inca Hybrid hoa kép và rất to, 10-13 cm. Cây cao 50-70cm, cũng ra hoa sớm và vụ hoa kéo dài, vẫn còn hoa khi các Vạn Thọ khác đã tàn. Chịu nhiệt độ đến 39-40 độ C.
    Giống tam nhiễm lai triploid, thuộc nhóm Solar series F1 là giống phối hợp cây lùn của Vạn Thọ Pháp và hoa kép to của Vạn Thọ Phi Châu. Vừa chịu lạnh vừa chịu nóng.

    5. Vài điểm đáng nêu ra thêm:
    Các giống Vạn Thọ lai thường được tạo ra bằng kỹ thuật đực bất thụ (male sterility).
    Trái với nhiều kết quả trước đây, theo các thí nghiệm mới đây ở đại học UC Irvine California, Vạn Thọ không thu hút nhiều tuyến trùng, như vậy trồng Vạn Thọ làm cây bẫy không hiệu quả mấy.
    Cách đây vài năm Vạn Thọ được trồng ở Đông Phi Châu để lấy sắc tố Anthocyan dùng trong công nghệ dược phẩm.


    [​IMG]


    Trồng cúc vạn thọ để có được hoa có chất lượng tốt bạn nên trồng và chăm sóc theo quy trình sau:
    1. Giống: Hiện nay trên thị trường có nhiều giống hoa vạn thọ của Pháp, Thái Lan, có thể chọn 2 giống chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao. Vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, thích nghi rộng, cây cao 40-45cm, thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn là 60-65 ngày. Vạn thọ cao rất thích hợp trong Tết Nguyên đán, có thể trồng quanh năm, cây cao 65-70cm, thời gian từ lúc gieo đến nở hoa hoàn toàn là 65-70 ngày.

    2. Thời vụ: Có thể trồng hoa vạn thọ quanh năm, nhưng vụ chính là vào dịp Tết Nguyên đán. Đối với vạn thọ lùn thì gieo trồng trễ nhất là vào 5/11 (âm lịch), vạn thọ cao thì gieo trồng trễ nhất là 25/10 (âm lịch).

    3. Ươm cây con: Đất gieo hạt phải tơi xốp, nhuyễn thoát nước nhanh và để rễ phát triển tốt, đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con. Hỗn hợp đất gồm 3 phần, tro trấu phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất gò mối hay xơ dừa và phân chuồng ủ hoai. Hỗn hợp trên trộn theo tỷ lệ 10:4:1.
    Có thể dùng túi nilon, bằng lá chuối hay bầu giấy kích thước bầu 6cm x 8cm, bầu được đặt cách mặt đất 20-25cm. Giàn đỡ bầu phải có kẽ hở để thoát nước tốt. Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3-5 ngày hạt sẽ nảy mầm hết, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. Sau 5 ngày thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10h đậy lại. Sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt. Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.

    4.Cấy cây con ra giỏ:
    Sau 15-17 ngày sau gieo thì cấy cây con ra giỏ, đối với vạn thọ lùn thì giỏ trồng có đường kính 20-25 cm, vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường kính 25-30cm, dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt đáy để thoát nước. Đất trồng trong giỏ được trộn như sau: 300kg đất cát pha thịt + 300 kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10 kg bánh dầu xay nhuyễn, tỷ lệ trên dùng cho 1000 giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô đất khoản ½ giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ đầy.

    Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới phun sương trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa hoặc thấy nhiều nước cần phải xới xáo cho đất trong giỏ thoáng và thoát nước nhanh.

    5. Chăm sóc:
    Bón phân:
    Bánh dầu rất tốt cho hoa vạn thọ nên được sử dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, dùng 1 thùng nước 50 lít ngâm với 10 kg bánh dầu (nên ngâm sớm trước lúc gieo trồng 10 ngày để phân hủy bánh dầu tốt).

    - 10 ngày sau gieo nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới thấp hơn bình thường, pha 400 lít nước với 5 lít nước bánh dầu và 200 gram phân NPK 16:16:8 tưới cho 1.000 giỏ, sau đó cứ 10 ngày thì tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít.

    - Bón thúc 10 ngày sau khi trồng ra giỏ bón thúc lần đầu tỷ lệ bón như sau: 100kg tro trấu + 100kg phân chuồng khô hoai +10 kg bánh dầu nhuyễn, sau đó cứ 7 ngày bón 1 lần, tổng cộng bón 4 lần cho vạn thọ đến ngày nở hoa, ở lần bón 2,3 thì tăng lượng bánh dầu lên 11-12kg. Lần 4 thì bằng lần đầu.

    Cơi ngọn:
    - Khi cây được 35 ngày tuổi đã có 6-7 cặp lá, đồng thời các chồi nách ở lá 1,2,3 cũng vươn lên theo. Nên bấm đọt vào giai đoạn này để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5-6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. (Lưu ý là đối với vạn thọ cao bấm đọt trễ nhất là 5/12 âm lịch và vạn thọ lùn là 10/12 âm lịch).

    - Khi cây được 45 ngày tuổi thì tất cả các ngọn đã có nụ, hãy tỉa bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chỉ chừa 1 bông chính thì hoa mới lớn và đẹp. Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở thì lượng phân bón và thuốc giảm tránh để lạm phân và thuốc làm cho cây chết héo, hoa nở không lớn và không vun tròn.

    Kỹ thuật xử lý ra hoa:
    - Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn dự định, cần hãm tốc độ nở hoa bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10gram/ 10 lít nước để tưới, tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.

    - Nếu thấy hoa có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1-2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới nước đậm pha với bánh dầu (6lít nước bánh dầu với 400 lít nước) để cây chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Có thể sử dụng Nitrat Kali (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa sớm.

    Phòng trừ sâu bệnh:
    - Các loại bệnh thường gặp nhất là héo tươi do nấm, quăn đọt do bọ trĩ truyền virus. Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm quá cao, không cân đối dinh dưỡng, khi mưa lớn hoặc tưới mạnh gây xay xát cho cây. Có thể phòng bằng các loại thuốc như Aliette, Rovral, Daconil, Foraxyl phòng trừ các bệnh do nấm gây hại, dùng Starner phòng bệnh do vi khuẩn. Trường hợp bị virus nên nhổ bỏ cây bệnh để tránh lây lan.

    - Vạn thọ thường bị sâu vẽ bùa và sâu ăn lá gây hại, có thể dùng Tregart, Regent để ngừa và trị sâu vẽ bùa, dùng Sherpa, Supracide để phòng và trị sâu ăn lá. Để hoa nở đẹp, đầy đặn và lâu tàn nên dùng thêm phân bón lá hữu cơ Supermes phun định kỳ 10 ngày 1 lần để giúp cây sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp.

    - Hoa vạn thọ nên bố trí trồng ở những nơi thoáng mát, không bị bóng rợp, cần theo dõi liên tục quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời có biện pháp xử lý. Vào giai đoạn hoa bắt đầu ló ngòng, nên liên tục phun thuốc trừ sâu có mùi nặng (Viphenxa, Supracide) pha loãng để xua đuổi bướm không đẻ trứng vào hoa gây hư hoa làm hoa không đẹp. Cần sử dụng thêm phân bón lá hữu cơ Supermes để giúp cây sinh trưởng tốt, hoa nở đầy đặn, tươi đẹp và lâu tàn.
     

Chia sẻ trang này