1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

Đoạn Trường Thảo - Lá Ngón - Gelsemium elegans

Thảo luận trong 'Tài liệu hay về Hoa' bắt đầu bởi BOCONGANH, 16/12/13.

  1. BOCONGANH Some See A Weed, Some See A Wish
    BOCONGANH

    BOCONGANH Some See A Weed, Some See A Wish

    Tham gia ngày:
    21/1/13
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    65
    Điểm thành tích:
    28
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    ARCH
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Cây lá ngón, còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn v.v., có danh pháp khoa học là Gelsemium elegans, trước đây được phân loại trong họ Mã tiền (Loganiaceae), nhưng từ năm 1994 đến nay được cho là thuộc họ mới là họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae).
    [​IMG]
    Phân loại khoa học
    Giới (regnum): Plantae
    (không phân hạng): Angiospermae
    (không phân hạng) Eudicots
    (không phân hạng) Asterids
    Bộ (ordo): Gentianales
    Họ (familia): Gelsemiaceae
    Chi (genus): Gelsemium
    Loài (species): G. elegans
    Tên hai phần: Gelsemium elegans
    Benth.


    Đặc điểm

    Là một loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12 m[1] khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, miền bắc Myanmar, bắc Thái Lan, cũng như các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Vân Nam, Chiết Giang của Trung Quốc và Đài Loan. Nó được tìm thấy trong các cánh rừng rậm và dày ở cao độ từ 200 mét đến 2.000 mét. Thân cây có khía. Cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối, không lông, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 7-12 cm. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Năm cánh hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu, ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 11-12. Quả là dạng quả nang, hình thon elíp hay hình trứng, dài 1-1,4 X 0,6-0,8 cm, nhẵn không lông, màu nâu. Hạt nhỏ cỡ 0,5 cm, dạng từ hình elíp tới hình thận, màu nâu nhạt, phần giữa có lông, có diềm cánh mỏng xung quanh giúp phát tán theo gió. Là loài cây ưa sáng nên thường mọc chỗ đất trống, bìa rừng, ven đường.
    Giống - Loài
    * G. elegans. (cây lá ngón hay đại trà đằng, hồ mạn đằng, hoàng đằng, câu vẫn, đoạn trường thảo ). Cây này sống ở Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, bắc Myanmar, bắc Thái Lan, Việt Nam, và các tỉnh của Trung Quốc: Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu, Hải Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Vân Nam, và Chiết Giang và lãnh thổ Đài Loan. Loài cây này sống trong rừng có độ cao từ 200-2000 m.

    * G. rankinii. Cây hoa nhài Rankin, Cây hoa nhài đầm lầy, Hoa trumpet Rankin. Sống ở đông nam Hoa Kỳ.

    * G. sempervirens. Cây hoa nhài vàng, Cây hoa nhài Carolina, Hoa trumpet tối. Sông ở đông nam Hoa Kỳ từ Virginia đến Texas và phía nam đến Mexico và Guatemala. Nó thường được trồng làm cây hoa trong vườn khắp thế giới.
    Độc tính
    Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ lá ngón như koumin, gelsenicin, gelsamydin I, gelsemoxonin, 19α-hydroxygelsamydin, trong đó hàm lượng koumin là cao nhất còn độc tính của gelsenicin tính theo LD50 trên chuột là cao nhất.

    Ở Việt Nam và Trung Quốc, nó được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người.

    Triệu chứng ngộ độc

    Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp[3].

    Giải độc

    Nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón

    Phân biệt Lá ngón với các loại cây thuốc khác
    Có tên khác là Hoàng đàn, Hoàng nàn, Vỏ dãn, Vỏ doãn. Tên khoa học là Strychnos gauthierana Pierre (Strychnos malaccensis Clarke). Họ Mã tiền: LOGANIACEAE.

    Cây Mã tiền thuộc loại thân gỗ nhỏ, mọc dựa theo cây khác dài tới 20m hoặc hơn nữa, cành mảnh, nhẵn, có những tua cuốn (không dùng để leo), mọc đơn hay mọc đối ở đầu cành non. Cành non màu xanh lục hơi đậm, không có lông. Cành già màu xanh vàng xỉn, có những đám màu vàng đỏ. Lá mọc đối không có lông, mép nguyên, nhẵn, dai, hình bầu dục, hơi thon về hai phía, mũi lá nhọn, ba gân chính, hai gân bên hình vòng cung ôm lấy gân giữa, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa chùm ở đầu cành, màu hồng nâu hay vàng nâu đậm. Quả hình cầu, đường kính 5 - 6cm, vỏ cứng màu xanh khi còn non, khi chín màu đỏ cam. Hạt dẹt hình khuy áo, đen, ánh bạc, rất cứng.

    Cây Mã tiền dây mọc tự nhiên ở vùng rừng núi nước ta, có nhiều ở Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.

    Hai bộ phận của cây được nhân dân ta thu hái về làm thuốc là vỏ với tên là Hoàng nàn, hạt với tên là Mã tiền. Cả Hoàng nàn và Mã tiền đều là những dược liệu có độc tính rất mạnh (xếp vào bảng độc A nguyên chất). Thành phần hoá học của Hoàng nàn và Mã tiền tương tự nhau cả về số chất và hàm lượng từng chất. Theo những thầy thuốc Y học cổ truyền có kinh nghiệm thì Hoàng nàn và Mã tiền có thể dùng thay thế nhau. Hoàng nàn sống (chưa qua bào chế) chỉ dùng ngoài (không được uống), ngâm rượu làm thuốc xoa bóp giảm đau hay tán bột rắc vào chỗ da bị tổn thương để chữa hủi và các bệnh ngoài da khó chữa Hoàng nàn chế (xếp bảng độc B) là Hoàng nàn đã được bào chế, sao tẩm đúng quy cách dùng để chữa đau nhức cơ, xương, khớp, phong thấp, bại liệt, đau bụng, đi ngoài; liều dùng tối đa một lần là 0,10g, tối đa 1 ngày (24 giờ) là 0,40g; nhất thiết không được dùng quá liều lượng. Người bị ngộ độc Hoàng nàn, Mã tiền có các triệu chứng như ngáp, nước bọt nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, đồng tử giãn rộng, gân cơ bị co rút, suy tuần hoàn, suy hô hấp, chết ngay. Có thể nói triệu chứng ngộ độc Lá ngón gần giống với triệu chứng ngộ độc Hoàn nàn, Mã tiền.

    Có thể nêu ở đây một thực tế nhầm lẫn giữa cây Lá ngón và Mã tiền. Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX trước ngày giải phóng Sài Gòn, khi đi tìm kiếm và thu hái cây thuốc trong rừng, tôi tình cờ gặp những người dân địa phương cũng đi thu hái cây thuốc. Qua chuyện trò, tôi tận mắt thấy một số người đã lấy rễ, cành (cả vỏ) cây Củ chi (Mã tiền) về làm thuốc không những chữa đau nhức mỏi cơ, xương, khớp, phong thấp, bại liệt mà còn làm thuốc bổ chữa suy nhược thần kinh, thiếu máu do sốt rét, yếu thận, yếu tim, huyết áp thấp. Việc sử dụng rễ, cành cây Củ chi theo kinh nghiệm để chữa bệnh như vậy tương đối sát hợp với mục đích sử dụng Mã tiền theo Tây y. Điều đáng lưu ý ở đây là liều lượng và cách bào chế.
     

    Các file đính kèm:

    • 00001.jpg
      00001.jpg
      Kích thước:
      45.3 KB
      Đọc:
      2
    • 0001.jpg
      0001.jpg
      Kích thước:
      71.2 KB
      Đọc:
      1
    • 001.jpg
      001.jpg
      Kích thước:
      71.8 KB
      Đọc:
      1
    • 000111.JPG
      000111.JPG
      Kích thước:
      202.4 KB
      Đọc:
      1
    Last edited by a moderator: 19/3/15
    cam nhung and cỏ dại like this.
  2. cam nhung Am hiểu sâu về hoa
    cam nhung

    cam nhung Am hiểu sâu về hoa

    Tham gia ngày:
    8/12/10
    Bài viết:
    424
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    nhiều người sài hoa này lắm nè :)
     
  3. chamsoc0123doi Chưa biết gì về hoa
    chamsoc0123doi

    chamsoc0123doi Chưa biết gì về hoa

    Tham gia ngày:
    19/3/15
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Bạn chamsoc0123doi nói lẫn lắm , $Froum$ phát triển quá Love :*
     
  4. chamsoc0123doi Chưa biết gì về hoa
    chamsoc0123doi

    chamsoc0123doi Chưa biết gì về hoa

    Tham gia ngày:
    19/3/15
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Bạn chamsoc0123doi nói đúng lắm , $Froum$ phát triển quá Love :*
     

Chia sẻ trang này

Users found this page by searching for:

  1. đoạn trường thảo

    ,
  2. doan truong thao

    ,
  3. cây đoạn trường thảo

    ,
  4. cay doan truong thao,
  5. cỏ đoạn trường,
  6. cay doan truong