1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

Hoa Dâm Bụt! Hàng rào của tuổi thơ

Thảo luận trong 'Truyện về các loài hoa' bắt đầu bởi dalat, 25/7/11.

  1. dalat Dalat - Tình yêu và hoa
    dalat

    dalat Dalat - Tình yêu và hoa Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    27/11/10
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    flower
    Nơi ở:
    dalat
    Web:
    Ngày xưa có hai chị em gái rất nhỏ. Chị là Nađi còn em là Naban. Naban bị liệt cả hai chân. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa. Nađi thương em lắm và luôn mơ ước có được phép tiên giúp em khỏi bệnh. Ước mơ cứ lớn dần lên và một ngày kia Nađi quyết định đi tìm "phép lạ". Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, em lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường. Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Nađi không sợ ông cụ mà còn nói hết ước nguyện của mình với ông cụ. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: "Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng muốn cho em cháu khỏi bệnh cần có hai điều kiện. Một là, khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa" (ông cụ chỉ thử tấm lòng cô bé chứ không phải như vậy). Vì thương em, Nađi đồng ý tất cả; thế rồi chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh. Hoa nở đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa.
    Các em đặt cho cây là Dâm bụt vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Những hàng rào Dâm bụt ngày càng ít đi. Dẫu biết cuộc sống là thế nhưng vẫn không khỏi nuối tiếc một hình ảnh đã từng in sâu trong tâm khảm nhiều người về cái “hàng rào” thủa xưa. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không chỉ là sự nuối tiếc, mà còn là môi trường sống, là hậu quả về biến đổi khí hậu. Khi rừng đại ngàn bị chặt hạ, thậm chí những vụ chặt phá tận rừng sâu đều được đưa ra ánh sáng nhằm bảo vệ lá phổi của tự nhiên. Trong khi đó, ở vùng dân cư – nơi trực diện với cuộc sống con người thì hàng rào cây xanh lại hiển nhiên bị phá bỏ mà chẳng ai quan tâm.

    Vùng nông thôn ngày xưa dịu mát nhiều bóng cây là thế, nay trở thành bình địa với mọi thứ bê tông! Tường bao khuôn viên của mỗi gia đình thì chẳng là bao, nhưng hàng triệu ngôi nhà đã không trồng cây xanh, ngược lại còn phá bỏ hàng rào cây xanh để thay bằng tường xây là điều đáng phải suy nghĩ.

    [​IMG]

    Loài hoa này vốn có tên gốc là hoa Dâng Bụt (hoa để Dâng lên cho Bụt, tức Phật), về sau do đọc trại mà thành Dâm Bụt.
    Dâm Bụt còn có nghĩa là: Dâm (Râm ???): che bóng, Bụt: Phật. Dâm Bụt là cái lọng che Phật (vì hoa có hình dạng giống cái lọng)

    [​IMG]
     
  2. dalat Dalat - Tình yêu và hoa
    dalat

    dalat Dalat - Tình yêu và hoa Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    27/11/10
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    flower
    Nơi ở:
    dalat
    Web:
    Ðề: Hoa Dâm Bụt! Hàng rào của tuổi thơ

    Màu hoa đỏ, cánh hoa mỏng manh, rung rinh trong gió. Cánh hoa Dâm Bụt hiện dần trong trí nhớ trẻ thơ. Những dãy hàng hào xanh ngắt, chen lẫn vài bông hoa xiu xíu đo đỏ, bọn trẻ con giành nhau hái trong những buổi trưa nắng.

    [​IMG]

    "Hôm qua trở lại vườn xưa,
    Đầu cành Dâm bụt, lưa thưa nắng vàng.
    Thoáng nghe chim hót trên ngàn,
    Bên hàng Bụt đỏ, ngân vang tiếng cười ".

    [​IMG]

    Dâm bụt ưa nắng, chịu hạn giỏi, hầu như không phải chăm sóc nên thường được trồng làm hàng rào. Có phải vì không cần nâng niu chăm sóc mà vẫn có hoa để ngắm nên người ta không thấy quý loài hoa này lắm ?
    Có khi mình tự hỏi, nếu dâm bụt trồng một năm mới ra hoa một lần như lan huệ thì người ta có quý nó hơn không nhỉ ?[​IMG]

    [​IMG]

    Năm tháng vẫn cứ trôi qua, thời tiết vẫn cứ thay đổi bất thường, đất trời chợt mưa chợt nắng, nhưng hàng dâm bụt nhà ông bạn hàng xóm vẫn không có gì thay đổi, cứ thế mà đâm hoa, cứ thế mà xanh lá.
    Hoa dâm bụt thích nghi với mọi thời tiết, ra hoa bốn mùa, màu đỏ pha chút hồng phai, dù không “bắt mắt” như lan hồng đào cúc... nhưng nó là đặc trưng của làng quê - một làng quê đích thực ở thời kỳ chưa đô thị hóa.

    Cây hoa dâm bụt không cần người chăm bón vẫn sống khỏe, sống tốt, bất chấp mưa nắng, gió bão... Hoa không thể cắt rời cành cắm vào lọ, lìa cành là hoa sẽ chết, chứng tỏ rằng hoa dâm bụt không thể sống thiếu cành, thiếu quần thể, như con người không thể sống được, nếu một ngày nào đó thức dậy thấy thế giới này chỉ... còn có một mình ta!

    Ông bạn hàng xóm nói với tôi: Con cháu nó bảo mình chặt bỏ hàng rào dâm bụt này để xây tường rào cho “bằng chị bằng em”, nhưng mình phản đối, mình không thích “cao tường kín cổng”, vả lại cái hàng rào dâm bụt này do ông bà để lại, cho mình nhiều kỷ niệm từ lúc tụi nó chưa ra đời... Ông buồn rầu nói tiếp: Cái làng quê này nhìn đâu cũng thấy dây điện, cột ăng-ten, hàng quán... chỉ có hàng dâm bụt này, nhìn nó mới thấy lòng mình thanh thản, ông ạ! Và nếu phải xa nhà, mình nhớ nhà thì ít mà nhớ hàng dâm bụt thì nhiều, ai bảo “bụt nhà” không thiêng, bụt nhà thiêng lắm.

    Nhìn hàng dâm bụt rải rác những đóa hoa, tôi nhớ bài thơ của cụ Nguyễn Trãi nói về hoa dâm bụt. Cụ bảo: “Bụt là lòng”, và có lẽ ông bạn hàng xóm tôi có lý khi giữ lại hàng rào dâm bụt này, cũng chỉ vì “bụt là lòng” phải không?
    ST

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Ngoài việc làm hàng rào, Dâm Bụt còn là một loại cây có nhiều dược tính chữa nhiều bệnh được y học cổ truyền dùng làm thuốc với tên gọi là mộc cận. Cả lá, hoa, vỏ thân và rễ cây đều được dùng làm thuốc, với tác dụng tiêu sưng, giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần…
     

Chia sẻ trang này