1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

Hoa nhân tứ độ lượng .hehe!

Thảo luận trong 'Kiến thức về Hoa' bắt đầu bởi firefly, 18/12/10.

  1. firefly Leader
    firefly

    firefly Leader Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    30/11/10
    Bài viết:
    906
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Nghề nghiệp:
    terrorism
    Nơi ở:
    Old Trafford
    Đó là cây nắp ấm, còn gọi là cây nắp bình, cây bắt ruồi… Ở một số khu vực miền Trung, dân quê còn gọi nôm na là cây “chim ông Bộ”. Theo một số già làng kể : “Ông Bộ được lưu truyền trong nhân gian là có cơ quan sinh dục không bình thường nên ông ta không có vợ, con…”

    [​IMG]

    [​IMG]


    Thuộc họ nắp ấm (Nepenthaceae): là cây bụi, bò trườn, ít phân nhánh. Mỗi bụi mọc lên từ ba đến năm ngọn. thân cây cao khoảng 1mét. Lá dày, mọc so le với thân, bề ngang khoảng 6cm, dài 20cm, đường gân lá ở giửa lá kéo dài ra khoảng 20cm thì phình ra tạo thành cái ống, đáy dưới kín, trên miệng có nắp đậy lại. Trong đáy ống có tiết ra chất dịch nhày để dụ côn trùng nhỏ như ruồi mũi, kiến…đi vào. Khi các côn trùng vào bình, nắp bình đậy lại, côn trùng chết dần. Tuy nhiên khi gặp vài giọt mưa, nắp bình lại tự động đậy lại. Mưa tạnh, nắp bình lại mở ra. Nắp bình có màu xanh khi mới hình thành, theo thời gian thân bình chuyển sang màu vàng, tím sậm… Khi đến tuổi, ngọn của thân cây phụt lên ngồng như hoa cải.

    Họ này chỉ có 1 giống Nepenthes (Nắp ấm) với trên 70 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, phần lớn sống ở vùng rừng núi nơi có đầm lầy. Cũng sống ở chỗ đất nghèo dinh dưởng như các bờ ta luy có nước nhỉ. Theo tài liệu, ở Việt Nam ta, gặp 3 loài cùng có tên Nắp ấm: Nepenthes annamesis Macf.; N. mirabilis(Lour.), Druce và N. thorellii H. Lec. Sinh trưởng nhiều các nơi ẩm thấp, đầm lầy nước đọng… ở miềnTrung và Nam Bộ.

    Ở quê tôi, xã Hoà Phú (Hoà Vang – Đà Nẵng), ở thập niên trước đây hoa này có nhiều. Tuy nhiên, thời gian càng về sau, do phát thực bì để trồng rừng, nên hoa càng ngày càng hiếm, chưa có chuyện mua bán, trao đổi… Thỉnh thoảng, có người đi rừng bắt gặp, họ mang về trồng trong vườn nhà để ngắm những cái bình là lạ, hoặc là để mang về phố tặng nhau. Vì loài hoa ngồ ngộ nên người nhận rất quý và người tặng cũng rất vui. Gặp bụi hoa này, nếu đất ướt, ta có thể nhổ (rể chùm ăn lên), hoặc dùng cây gỗ, sắt nhọn xoi và bứng lên . Khi trồng trong chậu, nên cắt bỏ các thân dài, và những lá già, khô nơi gốc. Cặm vài cây que nhỏ để buộc các thân cây còn lại vào que để giữ cho khỏi ngã, che nắng, tưới đủ nước…

    Kinh nghiệm cho thấy, loại lá hoa này trồng trong các hủ, vại… có chiều cao trên 50cm, để các bình này treo bám quanh thành hủ mà không rơi xuống đất thì rất đẹp. Sáng ra vườn, nhìn thấy các bình hoa “ngộ nghĩnh” đung đưa trước gió với nhiều màu sắc trông giống như những cái đền lồng Hội An trong đêm hội “hoa đăng phố cổ”. “Hoa nắp bình” tuy không nhiều màu sắc, nhưng đây là loài lá hoa lạ. Được trực tiếp ngắm các nắp bình này bắt sống côn trùng, trông rất ngồ ngộ. Bạn không thể không cười thầm, khi chứng kiến “chim” ông Bộ đang bắt côn trùng.


    [​IMG][​IMG]

     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/11
  2. firefly Leader
    firefly

    firefly Leader Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    30/11/10
    Bài viết:
    906
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Nghề nghiệp:
    terrorism
    Nơi ở:
    Old Trafford
    Ðề: Hoa nhân tứ độ lượng .hehe!

    Hoa nhân tứ độ lượng wa ????????????
     

Chia sẻ trang này