1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

Một cái nhìn về hoa Chuông Đỏ

Thảo luận trong 'Flower News' bắt đầu bởi quỳnh hương, 15/12/11.

  1. quỳnh hương Loài hoa nở về đêm
    quỳnh hương

    quỳnh hương Loài hoa nở về đêm Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    30/11/10
    Bài viết:
    680
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    Kế toán
    Nơi ở:
    Bình Dương
    Web:
    Theo cảnh báo của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cây hoa chuông đỏ là một trong 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng. Tìm lại trong trí nhớ, người viết bài này bỗng liên tưởng đến cây hoa chuông đỏ duy nhất trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm trên đường Bà Huyện Thanh Quan, Đà Lạt, Lâm Đồng. Câu chuyện về loài hoa Chuông đỏ sẽ mang đến cái nhìn thực sự về loài hoa này.

    [​IMG]
    Hoa Chuông đỏ đang được trồng nhiều tại Đà Lạt - Ảnh. TL​

    Phát triển tràn lan

    Năm 1965, một người bạn từ châu Phi gửi tặng kỹ sư Lương Văn Sáu một cây hoa chuông đỏ, cũng là cây đầu tiên duy nhất du nhập từ nước ngoài. Cây được trồng tại một ngôi chùa trên đường Bà Huyện Thanh Quan (gần bờ hồ Xuân Hương. Những năm gần đây, khi việc giống chuông đỏ đã được cải thiện, giống cây này được trồng khá nhiều ở Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng, Lâm Hà…

    Trong hai năm trở lại đây, khi tỉnh Lâm Đồng đưa cây chuông đỏ vào chương trình trồng cây nhân dân và trồng rừng phân tán thì loài cây bị “xếp trong danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại” này càng có cơ hội phát triển ở Lâm Đồng. Chỉ tính riêng chương trình trồng cây phân tán của tỉnh này, trong kinh phí trồng cây nhân dân năm 2010 và 2011, theo đề nghị của Sở NN-PTNT Lâm Đồng, trên địa bàn địa phương này sẽ và đã có thêm ít nhất 5. 000 cây chuông đỏ (còn có tên là sò đo cam). Trong đó, cây được trồng tập trung nhiều nhất tại khu vực Cảng Hàng không Liên Khương. Chính vì lẽ đó nên số lượng cây chuông đỏ đã không ngừng được tăng lên trong vài năm gần đây.

    Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết, cùng với chương trình trồng cây phân tán, do cây có hoa với màu sắc sặc sỡ, phát triển khá nhanh nên được trồng nhiều trên các đường phố, công viên và các khu resort tại Bảo Lộc, Đà Lạt, huyện Đức Trọng.

    Và… gây hại

    Mới đây, việc nhìn nhận hoa chuông đỏ bỗng… xoay chiều! Tuy cấp trên cho rằng, cây chuông đỏ “thuộc loài ngoại lai xâm hại chưa xuất hiện tại Việt Nam”.

    Thế nhưng, mới đây Sở NN-PTNT Lâm Đồng thừa nhận là “trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trồng khá nhiều cây sò đo cam”. Cơ quan này còn nói rõ “Tổ chức IUCN đã khuyến cáo các loài cây này có tác hại xâm lấn các vùng đất nông nghiệp bị bỏ hoang và trong rừng rậm; hạt phát tán theo gió và nảy mầm rất nhanh”. Và cơ quan này không quên đề nghị các địa phương cần tham khảo Thông tư 22/2011/TT/BTNMT quy định về tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại để xem xét, hạn chế việc trồng cây sò đo cam trên địa bàn. Đối với số cây đã trồng, cần theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời” (?).

    Tuy nhiên, chừng như dư luận cảm thấy gì đó khá “mơ hồ” giữa cây hoa thân mộc chuông đỏ của kỹ sư Lương Văn Sáu với loài chuông đỏ được trồng “tràn lan” gần đây.

    Theo mô tả khoa học, cả hai loài cây này đều giống nhau: Có tên khoa học là Spathodea Campanulata; còn có nhiều tên gọi khác như sò đo cam (tên phổ biết nhất), phượng hoàng đỏ, hồng kỳ, tulip châu Phi, uất kim hương châu Phi…; cây thân mộc loại nhỡ (cao 15-20m); hoa màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt, kết thành chùm ở cuối cành… Điểm khác biệt duy nhất cần quan tâm giữa hai loài này là tốc độ sinh trưởng: Một bên được cho là nhanh theo kiểu “hạt phát tán theo gió và nảy mầm nhanh” đối với chuông đỏ hiện tại; còn với cây chuông đỏ của kỹ sư Lương Văn Sáu thì hầu như không sinh sản được cây con theo quy luật tự nhiên.

    Kỹ sư của những loài hoa

    Kỹ sư Lương Văn Sáu sinh năm 1942, quê Châu Đốc, An Giang; tốt nghiệp Trường Canh nông Versailles Pháp khoảng năm 60 thế kỷ trước; là hội viên Hội Hoa hồng nước Pháp; là tác giả của một số loài hoa thân mộc được xem là quý hiếm của Đà Lạt như phượng tím, vông kê, sen núi… và đặc biệt là chuông đỏ. Kỹ sư Sáu đã mất cách nay khoảng 10 năm. Suốt cuộc đời làm khoa học của ông chỉ theo đuổi đề tài “hoa thân mộc” và đã có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm những loài hoa thân mộc quý, độc đáo và đặc biệt là hiếm để bổ sung vào “bảo tàng” hoa Đà Lạt.

    Trong những năm cuối đời của ông, chúng tôi may mắn được nhiều lần “trò chuyện” (thực ra là bút đàm, vì ông bị mất dây thanh quản nên không nói được), theo lời ông, sau khi về lại Đà Lạt, ông đã liên hệ với một người bạn gốc châu Phi cùng học với ông tại Pháp để tìm giống những cây hoa thân mộc với mục đích đưa về trồng ở Đà Lạt để làm phong phú hơn cho “bảo tàng” hoa Đà Lạt. Và ông đã thành công: Giữa những năm 60, từ người bạn gốc châu Phi đó (và một số nguồn khác), ông đã bổ sung cho thành phố hoa Đà Lạt nhiều giống hoa mới và lạ đó là, ngoài phượng tím, sen đá, vông kê…, còn có “chuông đỏ”, cây hoa chuông đỏ duy nhất một thời của Đà Lạt.

    Với cây chuông đỏ, ông quyết định xin phép các ni sư chùa Quán Thế Âm được trồng trong khuôn viên chùa vì hoa của nó có màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt và dáng hoa giống như quả chuông (về sau, các ni sư này xin phép ông đổi tên “chuông đỏ” thành “chuông vàng” để cho gần gũi với nhà Phật hơn). Cây hoa chuông đỏ duy nhất này càng tỏ ra thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng mới tại Đà Lạt bao nhiêu thì càng tỏ ra khó tính trong việc “truyền giống nòi” bấy nhiêu. Theo ông Sáu, để chuông đỏ “sinh được con”, cần có một loài chim có chiếc mỏ dài và cong làm trung gian; trong khi đó, loài chim này ở Việt Nam không có. Bởi vậy, sau rất nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng, ông chỉ nhân giống được vài cây con bằng cách làm cho “tức rễ nảy mần” từ cây mẹ. Vài cây con này được ông bán và biếu cho bạn bè mang về các tỉnh khác trồng, trong đó có Tây Ninh (chứ không phải như một số thông tin cho rằng, cây chuông đỏ đầu tiên được trồng ở Tây Ninh rồi sau đó được ông chiết cây con mang về trồng ở Đà Lạt).

    Giống như cây chuông đỏ ở chùa Quán Thế Âm, cây phượng tím trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (lối đi vào chợ Đà Lạt) suốt cả một thời gian khá dài chiếm địa vị “độc tôn” vì không thể nhân giống (muốn thụ phấn, cần một loài chim có mỏ cong và dài, giống như đối với hoa chuông đỏ). Mãi đến những năm đầu 70, ông mới chiết được 3 cây con (cũng bằng cách làm cho “tức rễ nảy mầm”) và đem trồng ở ven hồ Xuân Hương; và vài cây khác để biếu bạn bè mang các tỉnh như một loài hoa cực kỳ quý hiếm.

    Gần đây, phượng tím đã trở thành loài hoa… bình thường bởi việc nhân giống đã trở nên dễ dàng. Tương tự, việc nhân giống hoa chuông đỏ cũng không còn quá khó, nên “mỗi năm trồng vài ngàn cây” không còn là chuyện khó hiểu của Lâm Đồng.

    Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là: Cây chuông đỏ một thời “độc tôn” của Đà Lạt hiện vẫn còn đứng đó trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm và luôn tốt tươi hoa lá; nhưng có một câu hỏi được đặt ra trong lúc này là, cây hoa chuông đỏ đó là chứng nhân một thời hay cũng chỉ là một… “tội đồ”?

    Sưu tầm từ báo Thanh Tra điện tử
     

Chia sẻ trang này