1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

Những loài côn trùng cắn phá, hại hoa lan mà bạn chưa biết

Thảo luận trong 'Hoa Lan' bắt đầu bởi Thảo nguyên, 13/9/15.

  1. Thảo nguyên Cúc vàng rực rở
    Thảo nguyên

    Thảo nguyên Cúc vàng rực rở Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    17/12/10
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Diễn đàn hoa của Việt Nam xin Chia sẻ cùng cả nhà Côn trùng cắn phá hại lan mà mình mới sưu tầm được trên Internet
    Đặc biệt mỗi loại lan chỉ bị một số loại côn trùng phá hoại và mỗi loại côn trùng cũng thường cắn phá từng bộ phận riêng biệt của lan. Có loài chỉ chuyên cắn phá rễ, loài khác thì hút nhựa ở lá và giả hành, một vài loài chỉ phá hoại các hoa vừa nở.
    [​IMG]

    + Kiến :
    Kiến không trực tiếp phá hại cây lan và nhiều loại lan ưa kiến. Tuy nhiên, kiến lại làm phát tán các con rệp son làm chúng tràn ngập các cây nuôi trồng.
    Gián cánh thường xuất hiện trong giá thế trồng lan cấu tạo bằng xơ dừa, cây mục và xuất hiện cả trong giá thể than gạch khi đùng nhiều phân hữu cơ. Chúng hoạt động ban đêm và ẩn nấp ban ngày, thường sinh sản nhờ các chất hủy hoại và ít khi tấn công cây lan (đôi khi chúng ăn các rễ non hay một vài hoa mềm mại có mùi thơm như Cattleya). Diệt trừ gián, trước hết phải tìm ra các nơi chúng ẩn nấp lúc ban ngày (thường trong các kẽ hở của giá thể trồng lan) rồi dùng dung dịch thuôc sát trùng lặp lại nhiều lần mới làm chúng chết hoàn toàn.

    + Ruồi :
    Một số ruồi thường đẻ trứng trên các cánh hoa, làm cho hoa có những vết đen lấm tấm làm hoa bị giảm phẩm chất rất nhiều, đây là những con côn-trùng nhỏ có cánh sống bằng cách chích lá. Tuy nhiên hiếm khi gặp chúng trên lan vì chúng ưa thích các loại lá mềm hơn. Ta có thể dùng các khuôn màu vàng bôi keo đế bắt ruồi.
    + Rệp son :
    Rệp son thường được gọi dưới tên “rận”, chúng được chia làm 2 nhóm :
    - Nhóm có thân bao phủ bằng một chất màu trắng, kết túm vồ di động trong suốt đời sống của chúng.
    - Nhóm có thân bao phủ bằng một lớp cứng cố định, lúc trưỏfng thành có màu trắng, vàng hay nâu, lớp này di động lúc trẻ và sau đó cố định. Kích thước của các con rệp son biến thiên từ 1 đến 6mm. Các côn trùng này sống bằng cách hút nhựa cây và bơm vào cây nhiều châ't gây ra sự mất màu ở các bộ phận bị tân công và làm cây chết trụi, đặc biệt là giết chết các mắt ngủ ở các cãn hành.
    + Bọ trĩ :
    Đây là những côn trùng rất nhỏ có bốn cánh dài và hẹp màu trăng trắng hay hơi vàng. Đến giai đoạn phát triển nào đó, chúng có một chữ thập đen ở lưng. Chiều dài trung bình là1 mm. Bọ trĩ không xuâ't hiện thường xuyên ớ lan nhưng đôi khi sự phá hoại trở nên quan trọng. Chúng tấn công cây lan bằng cách chích, hút nhựa lá lan còn non và đẻ trứng vào các mô. Chúng ưa thích không khí khô ráo. Không khí ẩm và tưới nước nhiều làm chúng phải xa rời khôi cây lan.

    + ỐC SÊN :
    Ốc sên chỉ xuất hiện ở nơi trồng thật ẩm trong vườn lan. Đây là một loại rất khó trừ, vì chúng ít bị ảnh hưởng của thuốc sát trùng và thường len lỏi trong các kẽ của giá thể cắn phá các đầu rề non. Diệt ốc sên bằng mồi nhử như cải xà lách trộn metandehit hoặc cải xà lách không, rồi dùng đèn pin bắt chúng vào lúc trời tối khi ốc sên ra ăn mồi.
    + CHUỘT :
    Chuột thường cắn phá các chồi non làm các cây lan bị èo uột, hoặc không phát triển được. Từ chúng bằng cách đặt các loại mồi trộn vđi phốt phua kẽm tỷ lệ 1/50. Cách đặt mồi phải khéo léo và thay đổi địa điểm để chuột không nhận ra được thuốc.
    + CÓC :
    Con cóc tỏ ra có ích lợi đốì với vườn lan của bạn, vì cóc là một chuyên gia diệt “ốc sên” có kinh nghiệm, ngoài ra nó còn ăn cả những loài sâu bọ nếu chẳng may các chú sâu bị rơi xuống đất.
    Nguồn: sưu tầm Internet

    Nguồn Từ điển các loài hoa, hoalansadec.com và tổng hợp trên Internet
     

Chia sẻ trang này