1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

Phòng ngừa và trị bệnh thối nhũn lá và thân của lan hồ điệp

Thảo luận trong 'Hoa Lan' bắt đầu bởi Thảo nguyên, 5/9/15.

  1. Thảo nguyên Cúc vàng rực rở
    Thảo nguyên

    Thảo nguyên Cúc vàng rực rở Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    17/12/10
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Diễn đàn hoa của Việt Nam xin Chia sẻ cùng cả nhà Phòng ngừa & trị bệnh thối nhũn lan hồ điệp mà mình mới sưu tầm được trên Internet
    Vào khoảng thời gian cuối mùa hè, đầu mùa thu (từ tháng 7 đến tháng 9) là thời điểm bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây ra làm thiệt hại nghiêm trọng cho lan hồ điệp. Bệnh làm cây hồ điệp thối lá và rụng lá nhanh chóng. Cây có thể chết trong vòng 5-7 ngày.

    [​IMG]
    Lá lan hồ điệp bị thối nhũn
    Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên lan hồ điệp:

    Bệnh thối nhũn (thối mềm) do vi khuẩn Pseudomonas gadioli gây ra, giai đoạn bệnh phát triển mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng 8, đây là thời điểm nắng nóng (nhiệt độ cao) và mưa nhiều (ẩm độ cao) là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
    Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn ở lan hồ điệp:

    • Điểm thứ 1: Bệnh thường xuất hiện ở đầu lá, với những đóm vàng nhạt, mọng nước, hơi trong suốt, ẩm ướt giống như lá đã bị luộc chín.
    • Điểm thứ 2: bệnh hay tấn công là cuống lá lan hồ điệp, làm lá nhanh chóng bị rụng khỏi thân. nếu không điều trị ngay sẽ làm thối cả thân hồ điệp.
    • Điểm thứ 3: Các lá non trên đỉnh cây hồ điệp cũng hay bị thối nhũn. Khi đã nhiễm bệnh ta dễ dàng bức chúng ra khỏi thân, cầm vào rất ẩm ướt vào lá bị mục nhão.
    [​IMG]
    Lá lan hồ điệp bị nhiễm bệnh
    [​IMG]
    Cuống lá bị thối nhũn làm lam bị rụng lá
    Phòng bệnh thối nhũn thối mềm cho lan hồ điệp:

    • Thứ 1: Cần đảm bảo nguồn nước tưới cho lan phải sạch, không có vi khuẩn gây bệnh.
    • Thứ 2: Khoảng cách giữa các chậu lan nên bố trí hợp lý không quá dày đặc tạo môi trường ẩm thấp cục bộ, đồng thời khi bệnh xảy ra dễ làm lây lan cho cả vườn lan.
    • Thứ 3: Trong thời điểm mùa mưa cộng với nắng nóng ta nên hạn chế bón phân đạm, dùng ít đến vừa đủ.
    • Thứ 4: Vườn lan cần thông thoáng, giảm nhiệt độ, độ ẩm, đủ ánh sáng cho vườn nhầm tăng cường sức đề kháng cho lan.
    • Thứ 5: Không nên tưới nước vào chiều tối làm nước đọng trên lá lan, tăng nguy cơ lan bị nhiễm bệnh thối nhũn.
    • Hàng tháng phun thuốc trị nấm bệnh ngừa định kì.
    Xử lý các cây lan đã bị nhiễm bệnh thối nhũn:

    • Tiến hành tiêu huỷ cây bị bệnh nặng hoặc cách ly sang khu vực khác đối với những cây hồ điệp mợi bị bệnh.
    • Ngưng tưới cho lan trong 2 ngày khi xử lý bệnh nhầm tránh tia nước làm phát tán bệnh và giảm tác dụng của thuốc.
    • Phun thuốc kháng vi khuẩn: 1g Streptomicin + 1g Tetracyclin hoà trong 1,5 lít nước. tưới cho cây bị bệnh và xịt cho cả vườn đề phòng bệnh lây lan.

    Nguồn Từ điển các loài hoa, hoalansadec.com và tổng hợp trên Internet
     

Chia sẻ trang này

Users found this page by searching for:

  1. tri benh lan bi thoi la va than

    ,
  2. lan bị thối lá

    ,
  3. lan hồ điệp thối lá

    ,
  4. lan ho diep bi ung la,
  5. lan hồ điệp bị thối lá,
  6. cach tri thui nhung tren lan ho diep,
  7. bệnh thối nhũn trên lan hồ điệp,
  8. Chua benh thoi nhung la o lan ho diep,
  9. điều trị thối nhũn trên lan hồ đuệp,
  10. tri benh thoi nhun hoa lan