1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRỒNG HOA LILY (Lilium)

Thảo luận trong 'Trồng và chăm sóc hoa' bắt đầu bởi quỳnh hương, 8/5/13.

  1. quỳnh hương Loài hoa nở về đêm
    quỳnh hương

    quỳnh hương Loài hoa nở về đêm Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    30/11/10
    Bài viết:
    680
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    Kế toán
    Nơi ở:
    Bình Dương
    Web:
    Lily là một trong những loại hoa có giá trị kinh tế cao, màu sắc đẹp, hoa thơm, lâu tàn, được nhiều người ưa thích. Ở nước ta, hoa lily cũng được trồng từ rất lâu nhưng chủ yếu là vùng Đà Lạt. Hoa lily được trồng ở phía Bắc nước ta từ năm 2001, với quy mô nhỏ lẻ.

    [​IMG]

    Tuy nhiên đến nay, diện tích trồng hoa lily đã được mở rộng, năng suất và chất lượng trồng hoa lily đã được nâng cao rõ rệt. Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới chưa sản xuất được củ giống hoa lily đảm bảo tiêu chuẩn, nguồn giống chủ yếu vẫn phải nhập từ Hà Lan. Mỗi năm, Việt Nam nhập khoảng 10 triệu củ giống hoa lily các loại cung ứng cho sản xuất.

    Các giống hoa nhập nội là những giống đã được thử nghiệm, kết luận phù hợp điều kiện Việt Nam như giống Sorbonne, Acpulco, Tiber, Belladonna, Concador, Curly, Goden Tycoon, Freya... Trong tập đoàn các giống hoa lily nhập nội, giống Sorbonne là giống chiếm ưu thế bởi màu sắc, hương thơm, khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu thâm canh cao, hiệu quả kinh tế lớn. Giống hoa và quy trình trồng hoa lily Sorbonne do Viện Nghiên cứu Rau quả xây dựng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận, cho phép áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

    Một số lưu ý khi trồng lily:
    1. Thời vụ trồng:

    Đối với vùng đồng bằng sông Hồng, miền Trung trồng chủ yếu 2 vụ chính: vụ Thu Đông T9 - T10 để thu hoạch vào dịp Tết, vụ Đông Xuân T10 - T12 để thu hoạch vào dịp 8/3. Đối với một số vùng như Mộc Châu, Mường La (Sơn La) và các vùng có điều kiện khí hậu tương tự có thể trồng để thu hoạch quanh năm.

    [​IMG]

    2. Chuẩn bị nhà che
    :

    Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng lily trong nhà có mái che mưa, che giảm ánh sáng: có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác.

    3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc:

    - Đất trồng: Tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại, độ dẫn điện dung dịch đất: EC=0,5-0,8mS/cm; với nhóm lily thơm pH=5,5-6,5; với nhóm lily không thơm pH=6,0-7,0.

    + Trường hợp trồng ngoài đất: tốt nhất là trồng trên chân đất luân canh với lúa nước hoặc cây ngũ cốc. Lên luống: mặt luống rộng 1m rạch 5 hàng; rộng 1,2m rạch 6 hàng; rãnh sâu 10-12cm.

    + Trường hợp trồng trong chậu: Giá thể tốt nhất trồng lily là: Đất: xơ dừa (mùn cưa gỗ tạp): phân chuồng (hoai mục) với tỷ lệ 2:2:1 (về thể tích).

    - Xử lý nấm bệnh củ giống trước khi trồng:

    + Dùng Daconil 75WP hoặc Rhidomil Gold 68%WP (pha tỷ lệ 20-25g/10 lít nước), ngâm củ 8-10 phút, sau đó vớt củ, để ráo rồi đem trồng. + Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp xử lý mát củ giống trước khi trồng bằng cách: xếp củ lần lượt ra khay nhựa có phủ giá thể (có sẵn trong khay củ nhập về hoặc xơ dừa), tưới ẩm, để vào kho lạnh (10[SUP]o[/SUP]-12[SUP]o[/SUP]C) trong 15 ngày giúp cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, giảm hiện tượng cháy lá.

    - Mật độ và khoảng cách:

    + Đối với trồng đất: trồng 25 củ/m[SUP]2[/SUP] (khoảng cách 20 x 20cm). Rạch hàng, đặt củ giống, sau đó lấp đất dày 8-10cm, tưới đẫm nước (cho nước ngấm cả phần củ).

    + Đối với trồng chậu: Chậu có đường kính 26cm trồng 3 củ/chậu; đường kính 35cm trồng 5 củ/chậu; chiều cao chậu tối thiểu là 30cm. Cho giá thể vào chậu (dày tối thiểu 5cm), đặt mầm củ quay ra phía ngoài thành chậu để khi cây mọc lên sẽ thẳng và phân bố đều trên mặt chậu, sau đó phủ giá thể dày 8-10cm (tính từ đỉnh củ). Khi trồng xong phải tưới nước đảm bảo độ ẩm cho củ và giá thể.

    [​IMG]

    - Tưới nước:

    + Luôn phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng. + Tưới cây ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt. + Kinh nghiệm kiểm tra lượng nước tưới vừa đủ: Bóp chặt 1 nắm đất sau khi tưới, không thấy nước rỉ ra ngoài tay, đất nắm thành cục, khi gõ nhẹ vào nắm đất sẽ bị vỡ ra.

    - Che phủ sau trồng: sau khi trồng xong dùng trấu hoặc rơm rạ phủ lên mặt luống. Dùng 2 lớp lưới đen che cách mặt luống (chậu) từ 2,0-2,5m. Sau 15-20 ngày bỏ 1 lớp lưới đen ra. Khi cây bắt đầu xuất hiện nụ thì kéo lớp lưới đen còn lại ra. Những ngày nắng nóng thì che lưới đen lại.

    - Bón phân:

    + Sau trồng 3 tuần (cây lily cao 15-20cm) tiến hành bón phân thúc.

    * Loại phân bón thúc chính thường dùng là NPK Đầu trâu (13-13-13+TE), ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có bổ sung thêm phân đạm, lân, kali khác nhau, nên hòa phân với nước để tưới. .

    Lần 1: sau trồng 3 tuần: dùng NPK Đầu trâu (13-13-13+TE) lượng dùng 2kg/100m[SUP]2[/SUP]. .

    Lần 2: bón sau lần 1 từ 7-10 ngày. Lượng bón cho 100m[SUP]2[/SUP]: 0,2kg đạm Urê + 3kg NPK Đầu Trâu. .

    Lần 3: khi cây sắp xuất hiện nụ. Lượng bón cho 100m[SUP]2[/SUP]: 0,3kg đạm Urê + 4kg NPK Đầu Trâu + 0,5kg lân Lâm Thao + 1kg Canxi Nitrat. .

    Lần 4: khi đang xuất hiện nụ hoa. Lượng bón cho 100m[SUP]2[/SUP]: 0,2kg đạm Urê + 4kg NPK Đầu Trâu + 0,5kg lân Lâm Thao + 0,3kg kali clorua + 1kg Canxi Nitrat. .

    Lần 5: sau lần 4 từ 7-10 ngày. Lượng bón cho 100m[SUP]2[/SUP]: 4kg NPK Đầu trâu + 0,5kg lân Lâm Thao+ 0,3kg kali clorua. .

    Lần 6: sau lần 5 từ 7-10 ngày. Lượng bón cho 100m[SUP]2[/SUP]: 4kg NPK Đầu Trâu + 0,4kg lân Lâm Thao + 0,4kg kali clorua. * Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa cần phun một số phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng như: Antonix, Komix, Đầu trâu (502, 901, 902). Phun sau trồng 15-20 ngày, phun định lỳ 5-7 ngày/lần.

    3. Phòng trừ sâu, bệnh


    - Các loại sâu hại chính là : rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa... Khi bị sâu hại, dùng tay để bắt hoặc sử dụng thuốc Karate 2,5 EC, Supracide 40ND, Pegasus 500 SC, Supathion 40 EC... để phòng trừ

    - Các loại bệnh thường gặp là héo rũ gốc mốc trắng, thối hạch đen, thối củ, bệnh sinh lý (cháy lá, rụng nụ, rụng hoa...). Có thể phòng trừ bằng thuốc Rhidomil Gold 68%WP, Score 250ND, Daconil 75WP, Anvil, ... Với bệnh sinh lý, chọn giống ít mẫn cảm, điều chỉnh chế độ nhiệt, ánh sáng hợp lý...

    4. Thu hoạch và bảo quản hoa

    - Thời gian thu hái hoa: khi nụ dưới cùng phình to và bắt đầu có màu (nếu cành có trên 6 nụ thì thu khi 2 nụ ở dưới phình to và có màu). Dùng dao hoặc kéo sắc cắt cách mặt đất 10-15cm.

    - Bảo quản hoa


    + Bảo quản bằng hóa chất:sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3-5%, AgNO3, Chrysal RVB….

    + Bảo quản trong kho lạnh: Sau khi bao gói xong cho thùng carton vào kho lạnh, rồi điều chỉnh kho ở nhiệt độ khoảng 4-5[SUP]0[/SUP]C, ẩm độ 85-90%.

     
    Chỉnh sửa cuối: 8/5/13

Chia sẻ trang này