1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRỒNG HOA LOA KÈN TỨ QUÝ (Lilium longiflorum)

Thảo luận trong 'Trồng và chăm sóc hoa' bắt đầu bởi quỳnh hương, 8/5/13.

  1. quỳnh hương Loài hoa nở về đêm
    quỳnh hương

    quỳnh hương Loài hoa nở về đêm Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    30/11/10
    Bài viết:
    680
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    Kế toán
    Nơi ở:
    Bình Dương
    Web:
    Hoa Loa kèn hay còn gọi là Huệ Tây, Ly, Bách Hợp, thuộc chi Lilium, họ Liliaceae, là một trong những loại hoa có từ lâu đời và khá phổ biến ở nước ta.

    [​IMG]

    Trước những năm 2004, ở Việt Nam chủ yếu trồng giống hoa loa kèn “địa phương”, giống hoa này có ưu điểm là dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng nhược điểm là hoa nở rộ và chỉ nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 (dương lịch), lúc này thị trường tiêu thụ hoa không cao nên giá bán giảm, hiệu quả kinh tế thấp.

    Từ năm 2005, Viện Nghiên cứu Rau quả đã nhập nội một số giống hoa loa kèn từ Hà Lan về thử nghiệm, kết quả đã chọn lọc được giống hoa loa kèn Tứ Quý. Ưu điểm của giống hoa này là: khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu sâu, bệnh tốt, dáng hoa hướng lên trên, cành hoa cứng, hoa có mùi thơm nhẹ, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, được thị trường đánh giá cao. Giống hoa này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử năm 2009. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đang tiến hành nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất thương phẩm hoa loa kèn Tứ Quý.


    [​IMG]


    Một số lưu ý khi trồng hoa Loa kèn Tứ quý:

    1. Thời vụ trồng:

    Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam thường được trồng 2 vụ chính là:
    - Vụ Đông Xuân: từ tháng 10-12 dương lịch;
    - Vụ Thu Đông: từ tháng 8-10 dương lịch;

    2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc:

    - Đất trồng: Đất được cày bừa kỹ, sau đó lên luống. Luống rộng 1-1,2m, cao 25 -30 cm, san phẳng mặt luống và sẻ rãnh để bón phân hoai mục khoảng nửa tháng trước khi trồng.

    - Mật độ và khoảng cách: Ở điều kiện thâm canh tốt có thể trồng với khoảng cách là 15cmx15cm hoặc 20x15cm, tương đương với mật độ 25-30củ/m[SUP]2[/SUP].

    - Cách trồng:
    Rạch rãnh ngang trên mặt luống sâu 5-10 cm, sau đó đặt củ vào rãnh, chú ý không để củ chạm vào phân. Lấp đất lên củ từ 5-8cm, dùng tay ấn nhẹ để củ tiếp xúc với đất và tưới đẫm nước. Có thể dùng rơm rạ để phủ lên trên mặt luống sau khi trồng.

    - Tưới nước: Thông thường trồng vụ đông, ngày tưới từ 1-2 lần.

    - Bón phân:

    + Bón lót:
    1,5-2,0 tấn phân chuồng hoai mục + 40-50kg supe lân + 10kg vôi bột/sào Bắc Bộ.
    + Bón thúc
    : Sau trồng 3 tuần đầu không bón phân, để khi cây cao khoảng 25 – 30cm mới tiến hành bón. Trung bình 7-10 ngày/ 1 lần bón, mỗi lần 7-8kg phân hỗn hợp/1 sào Bắc Bộ (hỗn hợp phân gồm: phân NPK + đạm urê theo tỉ lệ 10:1). Ngoài ra, có thể sử dụng thêm nước phân hữu cơ tổng hợp đã được ngâm ủ để tưới bổ sung, có thể hòa tưới sau khi bón thúc phân vô cơ.

    - Làm giàn giữ cây: Khi cây lên cao 30-40cm thì phải cắm cọc hai bên luống, làm giàn giăng bằng lưới cho cây khỏi bị đổ. Khi cây lớn dần thì được nâng lên theo độ cao của cây. - Điều tiết ánh sáng: Nếu trồng vào vụ hè thì giai đoạn đầu cần phải che bớt ánh sáng đến khi cây bắt đầu phân hóa mầm hoa thì dỡ bỏ lưới đen. Nếu trồng vào vụ đông ở miền Bắc cần chiếu sáng bổ sung thêm 2h (17h-19h) bằng cách treo đèn 100W, mật độ 3m[SUP]2[/SUP] một đèn, chiều cao đèn cách cây 1m.

    [​IMG]

    3. Phòng trừ sâu bệnh:

    - Các loại sâu hại chính là:
    rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu bộ cánh vảy... Khi bị sâu hại, dùng tay để bắt hoặc sử dụng thuốc Karate 2,5 EC, Supracide 40ND, Pegasus 500 SC, Supathion 40 EC... để phòng trừ;

    - Các loại bệnh thường gặp là:
    đốm lá, phấn trắng, đốm nâu, đốm vòng, héo vi khuẩn... Có thể phòng trừ bằng thuốc Anvil 5 SC, Score 250 ND, Jilet, Boocdo, Topsin M-70 W, Roval WP, Streptomixin, ...;

    4. Thu hoạch và bảo quản hoa:
    - Cắt hoa vào lúc bông hoa dưới cùng hé nứt đầu cánh (nếu cành có nhiều nụ thì 2 nụ dưới cùng bắt đầu hé nứt đầu cánh). Khi cắt chừa lại phần gốc 15-20 cm có cả lá để cây tiếp tục quang hợp nuôi củ khoảng 1 tháng. - Hoa sau khi thu hoạch cần đưa vào nhà mát để xử lý sơ bộ, sau đó ngâm vào dung dịch STS ( Silver thiosulphate) 0,1%, ngập sâu 8 - 10 cm chiều dài cành trong thời gian 10 phút;

    5. Thu hoạch củ: Củ loa kèn trắng nhiều nước, rất dễ bị thối do đó không nên để củ quá lâu trong đất, cũng không nên đào củ quá non, củ tích lũy chất khô chưa đầy đủ sẽ khó bảo quản. Khoảng 1 tháng sau khi cắt cành là có thể thu củ. Củ đào lên đem giũ đất rồi bảo quản vào cát hay kho lạnh. Chỉ nên bảo quản trong kho lạnh sau 20-30 ngày thì đem trồng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/5/13

Chia sẻ trang này