1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

Sự tích hoa Ngô Đồng

Thảo luận trong 'Sự tích các loài hoa' bắt đầu bởi LotusViet, 27/9/11.

  1. LotusViet Người yêu hoa
    LotusViet

    LotusViet Người yêu hoa

    Tham gia ngày:
    21/9/11
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    [FONT=&quot]Thuở xưa, có một người đánh đàn rất hay. Khi ông đàn, người ham nói chuyện đến mấy cũng phải dừng lại để lắng nghe. Và người khó tính đến mấy, khi nghe xong cũng phải lên tiếng khen ngợi. Đặc biệt cây đàn của ông có hình dáng rất khác thường. Mặt đàn không tròn như cây đàn nguyệt mà có hình dạng năm cánh và đàn có thể vang lên đủ các cung bậc vui, buồn, hờn, giận, trách móc, an ủi, van lơn của lòng người trên đời. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông thường mang cây đàn đi lang thang khắp nơi. Ai muốn học đàn, ông sẽ lưu lại ở đó một thời gian để dạy cho, rồi sau đó lại ra đi. Trong thâm tâm, ông mơ ước hai điều: được gặp đứa học trò có tài để ông truyền nghề, và gặp một người phụ nữ hiểu ông để ông có thể sống yên vui trong quãng đời còn lại. Nhưng đã trải qua mấy chục năm đi lang thang phiêu bạt khắp nơi, hai điều mơ ước của ông vẫn chưa thực hiện được. [/FONT]
    [FONT=&quot]Một lần nọ, khi đi qua chuyến đò ngang, ông bỗng gặp một người đàn ông có vẻ mặt thật phúc hậu. Thấy ông đeo cây đàn sau lưng, người đàn ông liền đến ngồi bên và hỏi chuyện. Người ấy mừng rỡ kêu lên khi được biết tên ông. [/FONT]
    [FONT=&quot]- Thật may mắn! Mấy năm nay tôi vẫn thường mong được gặp ông. [/FONT]
    [FONT=&quot]- Ông muốn gặp tôi có chuyện gì không? [/FONT]
    [FONT=&quot]- Tôi có đứa con rất thích học đàn nhưng vẫn chưa tìm được thầy, hôm nay tình cờ gặp đây rất mong ông vui lòng nhận lời dạy cho cháu. [/FONT]
    [FONT=&quot]Nhà người đàn ông nọ ở ngay bên bờ sông, có vườn cây ăn quả và trồng nhiều loại hoa quí, lạ. Ông thầy dạy đàn cảm thấy dễ chịu khi ngồi trong nhà nhìn ra khu vườn và con sông uốn lượn. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông càng sững sờ hơn khi chủ nhà gọi con gái ra chào khách quí. Cô gái chỉ mới mười sáu tuổi nhưng có một vẻ đẹp không ai bì kịp. Nét đẹp đó không phải là lộng lẫy, kiêu sa, mà là một vẻ đẹp trong sáng và cao quí. Ngay đêm hôm ấy, dưới ánh trăng non đầu tháng, ông đã được cô gái đàn thử cho ông nghe. Cô gái ôm cây đàn nguyệt. Hai bàn tay mềm mại uyển chuyển trên các dây đàn tạo ra một làn điệu trầm bổng… ông thầy đánh đàn hơi dim mắt lại và ngồi nghe. Ông nghĩ thầm, đúng là tiếng đàn của người chưa được học đến nơi đến chốn. Qua tiếng đàn tuy chưa bộc lộ năng khiếu về đánh đàn, nhưng lại xuất phát từ một tâm hồn trong sáng tinh tế, dù sao cứ thử dạy xem,biết đâu sẽ có những chuyển biến bất ngờ. [/FONT]
    [FONT=&quot]Cô gái rất mê tập đàn. Cô thích nghe thầy nói về những cái hay của tiếng đàn và càng ngày cô càng thông minh và hiền dịu. Còn người thầy dạy đàn, ông đau đớn nhận ra rằng: cô gái này có đủ tất cả những phẩm chất của một người phụ nữ mà ông hằng mơ ước. Bây giờ, tóc ông đã điểm bạc, còn cô gái chỉ đang bước vào độ tuổi xuân xanh. Ông cố giấu nhẹn tình cảm của mình trong tận tâm hồn, nhưng nhiều lúc ông cũng không kiềm chế được sự xúc động sâu kín khi bắt gặp đôi môi hồng mềm mại, và đôi mắt như chứa đựng một thế giới tình cảm không ai có thể nhìn thấy và hiểu nổi. [/FONT]
    [FONT=&quot]Một hôm, bỗng ông chủ nhà nói với ông: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Thưa ông, tôi có một người bạn cũng có một đứa con trai rất muốn học đàn. Bạn tôi tha thiết mong ông nhận lời dạy cho cháu và xin đưa cháu vào đây ngay nếu ông cho phép.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ông thầy dậy đàn định từ chối, nhưng ông chủ nhà lại nói tiếp: [/FONT]
    [FONT=&quot]-Con của bạn tôi có tài đánh đàn rất lạ và chỉ cần nghe qua là nhớ mãi, dù cháu chỉ tự học đàn. [/FONT]
    [FONT=&quot]Nghe thế, ông thầy dạy đàn bỗng dưng hy vọng, biết đâu đó là đứa học trò có tài về đánh đàn mà ta mơ ước bấy lâu! Thế là, ông nói với ông chủ nhà bảo người bạn đưa con đến. Còn cô gái, hằng ngày vẫn chăm chỉ luyện đàn. Đối với thầy, cô hết lòng quí mến và kính trọng. Nghe lời cha dặn, cô chăm sóc thầy rất chu đáo. [/FONT]
    [FONT=&quot]Một hôm, hai thầy trò đang ngồi tập đàn thì có khách đến. Đó là người bạn của chủ nhà đưa con trai của mình đến xin học đàn. Ông thầy dạy đàn vừa nhìn thấy cậu con trai, khoảng mười bảy tuổi, đã linh cảm đây là người học trò mà mình đã mơ ước được gặp. Khi nghe người con trai đàn thử, ông thầy dạy đàn cảm thấy bồi hồi. Đúng là một tiếng đàn ông chưa từng được nghe. Nó vừa trong sáng, sâu lắng, vừa mới và lạ. Ông vui mừng vô cùng, nhưng đồng thời trong thâm tâm, không hiểu vì sao, ông mơ hồ cảm thấy lo sợ. Và điều này ngày càng hiện rõ. Cô gái và chàng trai nhanh chóng trở nên đôi bạn thân thiết. Nghe hai người trò chuyện, nhìn thấy họ cùng đi hoa hái trong vườn tặng nhau, ông thầy dạy đàn giật mình nhận ra rằng, hai điều ông mơ ước không ngờ lại gặp cùng một lúc ở tại đây. Điều này vừa khiến ông vui mừng, nhưng cũng vừa làm ông đau khổ. [/FONT]
    [FONT=&quot]Người con trai rất say mê tập đàn và tiếng đàn ngày một điêu luyện. Chính ông thầy dạy đàn cũng không ngờ chàng trai học nhanh và thành thạo đến như vậy. Điều mà ông thầy dạy đàn quí nhất là chàng trai không những rất thông minh mà còn có cách đánh đàn riêng rất có hồn. Vẫn giữ giai điệu buồn hoặc vui của bản nhạc, nhưng người nghe cảm nhận được cái "hồn" nhạc đặc sắc không giống bất cứ ai của chàng trai. Và cũng như sự tiến triển trong âm nhạc, đôi bạn trẻ càng ngày càng gần nhau, hiểu nhau... rồi từ tình bạn, họ đã chuyển sang tình yêu lúc nào không hay. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông vẫn đem hết lòng ra dạy cho đôi trẻ, nhất là dạy cho chàng trai có tài năng kia. Mỗi lúc dạy đàn, ông rất vui. Nhưng những lúc rãnh rỗi, ông thường ngồi im, hoặc đi lững thững bên bờ sông, mặt ông đượm một vẻ buồn khó tả. Bầu rượu của ông nhanh chóng vơi nhanh hơn lúc trước. [/FONT]
    [FONT=&quot]Một năm rồi hai năm đã trôi qua, chưa bao giờ ông ở lại một nơi lâu như ở đây. Cô gái càng ngày càng xinh đẹp như đóa hoa đến độ bừng nở. Còn chàng trai càng ngày càng tỏ rõ tài năng đánh đàn kiệt xuất của mình. Anh bắt đầu sáng tác những làn điệu mới, nhất là những làn điệu ca ngợi về cuộc sống thanh bình ở làng quê, sông nước. [/FONT]
    [FONT=&quot]Vào thời gian này, nhà vua mở cuộc thi chọn những người tài giỏi trẻ tuổi cống hiến cho đất nước. Ông thầy dạy đàn liền khuyên đôi bạn trẻ đi thi. Chàng trai cũng có ý mời thầy cùng về kinh với hai người. Chàng trai nói: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Có thầy đi cùng chúng con, chúng con đàn mới hay được. [/FONT]
    [FONT=&quot]Cô gái cũng van nài: [/FONT]
    [FONT=&quot]-Xin thầy cùng đi với chúng con để chúng con được vững tâm hơn. [/FONT]
    [FONT=&quot]Cuối cùng, người thầy cũng nhận lời. Về đến kinh, qua mấy ngày thi tài năng của chàng trai đã chinh phục tất cả mọi người. Anh xứng đáng là người trẻ tuổi đánh đàn hay nhất trong cả nước. Cô gái cũng được khen thưởng vì cô là người đánh đàn được mọi người yêu thích và ngưỡng mộ nhất. Trong bữa tiệc chiêu đãi những người đoạt giải thưởng, nhà vua hết lời tán thưởng chàng trai. Nhà vua hỏi: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Thầy dạy đàn của khanh là ai vậy? [/FONT]
    [FONT=&quot]Chàng trai nói rõ tên họ người thầy đáng kính của mình, nhà vua liền đặt tay lên vai chàng trai mà nói: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Trẫm có nghe tên tuổi của thầy khanh. Ông ấy là bậc kỳ tài trong âm nhạc nổi tiếng từ lâu mà ai ai cũng biết. Hiện giờ, thầy khanh đang ở đâu? [/FONT]
    [FONT=&quot]- Tâu bệ hạ, thầy của thần đang ở ngoài quán trọ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Nhà vua liền ra lệnh ngày mai mời người thầy dạy đàn vào cung gặp vua. Chàng trai và cô gái nghe vua nói rất vui mừng. Họ vội vã về để thông báo cho thầy biết, nhưng ông không còn ở đó nữa. Ông chủ quán trọ cho biết, người thầy đã ra đi từ lúc chiều và dặn đưa lại cho hai người một phong thư. Mở thư ra đọc, hai người được biết người thầy đã quyết định đi đến một vùng đất rất xa mà ngay chính bản thân ông cũng chưa biết là ở đâu và hẹn có ngày sẽ gặp lại. [/FONT]
    [FONT=&quot]* * * [/FONT]
    [FONT=&quot]Riêng đối với ông thầy dạy đàn, trước khi đi xa, ông muốn quay lại thăm ngôi nhà mà bấy lâu nay ông đã sống, rồi hôm sau sẽ ra đi sớm. Thấy ông về và nghe ông kể tỉ mỉ chuyện chàng trai và cô gái đạt giải và được mời vào cung đàn cho vua nghe, ông chủ nhà mừng rỡ khôn xiết. Ông sai người nhà làm tiệc thật sang để thết thầy. Ông nói: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Mời thầy ở lại chơi vài ngày đợi hai trẻ về để chúng có dịp bày tỏ lòng biết ơn nhờ có thầy mà chúng được như hôm nay. [/FONT]
    [FONT=&quot]Người thầy liền đáp: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Tôi chỉ có thể nán lại một ngày để đáp lại sự thịnh tình của ông. Tôi cần phải đi gấp... [/FONT]
    [FONT=&quot]Đêm hôm đó bầu trời trong vắt, trăng tròn sáng vằng vặc và gió trong lành thổi mát dịu. Ông thầy xin phép ông chủ nhà mang bầu rượu và cây đàn ra bờ sông ngắm trăng và thả hồn dạo một làn điệu mới. Ông ngồi một mình trên bãi cát ven sông. Dòng sông như sáng lấp lánh dưới ánh trăng. Vừa uống rượu, ông vừa ôm cây đàn vào lòng đánh lên những âm thanh đầu tiên của làn điệu đang ngân nga trong lòng ông. Rượu ngon, trăng sáng, ông chìm đắng trong tiếng đàn và cảm thấy mình như đang chơi vơi giữa lưng trời, ở con sông đang sáng rực. [/FONT]
    [FONT=&quot]Bỗng có tiếng kêu lên ở phía sau lưng: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Thầy ơi! Chúng con xin thầy thứ lỗi! [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông quay lại và thấy ông chủ nhà, đôi bạn trẻ đang đứng trước mặt mình. Ông chủ nhà lên tiếng: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Hai cháu ở kinh thành vừa về tới nhà, nghe ông ở đây, chúng vội chạy đến… [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông thầy tay không rời cây đàn, đứng dậy, bối rối và im lặng nhìn mọi người. Chàng trai nói như cầu khẩn: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Xin thầy cho chúng con nghe lại điệu đàn mới của thầy! [/FONT]
    [FONT=&quot]Bây giờ, ông lấy lại được bình tĩnh và nói rất khẽ: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Ta thật sự không thể chiều theo ý con được. Con hãy hiểu giùm cho ta. [/FONT]
    [FONT=&quot]Cô gái đứng nép bên cha mình chỉ im lặng nhìn thầy. Gió mát từ giữa sông thổi vào nhè nhẹ, tóc ông bay phơ phất và cây đàn trong tay ông như đang thở phập phồng... [/FONT]
    [FONT=&quot]Sau đó, mọi người cùng trở về nhà. Ông thầy cáo mệt muốn về phòng riêng nằm nghỉ. Sáng hôm sau, trời còn chưa sáng ông đã trở dậy và âm thầm ra đi không cho một ai hay biết. Thế nhưng vẫn có một người hay biết. Đó là cô gái. Lặng lẽ nhìn người thầy ra đi trong sương sớm, cô khẽ ôm lấy mặt để khỏi bật khóc và đưa tay lau hai giọt nước mắt vừa trào ra. [/FONT]
    [FONT=&quot]* * * [/FONT]
    [FONT=&quot]Sáu con trăng trôi qua, một hôm bỗng có người qua bến đò ghé vào nhà cô gái. Người ấy mang một cái bọc khá lớn, nhưng không nặng lắm. Ông chủ nhà ra tiếp, người khách nói với giọng buồn buồn: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Tôi được một người nhờ mang đến gửi biếu ông những món quà này. [/FONT]
    [FONT=&quot]- Ai vậy hở ông? [/FONT]
    [FONT=&quot]- Xin ông cứ xem quà thì sẽ rõ. [/FONT]
    [FONT=&quot]Khách mở cái bọc ra - một cây đàn, một bình rượu! [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông chủ nhà và cô gái cùng kêu lên: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Trời ơi! Cây đàn và bình rượu! Đúng là của thầy rồi! [/FONT]
    [FONT=&quot]Khách bây giờ mới kể: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Tôi từ một nơi khá xa đến đây. Ông thầy dạy đàn đến nhà tôi để dạy cho con tôi. Cách đây hơn mươi ngày, ông bị cảm nặng sau một đêm ngồi đàn ở ngoài hiên lạnh... rồi nằm liệt. Chúng tôi mời thầy đến chữa trị, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. [/FONT]
    [FONT=&quot]Khách nói đến đây thì chàng trai, bấy giờ sắp trở thành rể của ông chủ nhà, cũng vừa đến. Cô gái liền kể qua câu chuyện cho chàng trai nghe. Ông chủ nhà hỏi tiếp: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Thế ông ấy mất bao lâu rồi? [/FONT]
    [FONT=&quot]- Chỉ cách đây chừng vài hôm. [/FONT]
    [FONT=&quot]Cả ba người thở dài, buồn thờ thẫn. Bỗng khách kể tiếp: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Trước khi chết, ông ấy bảo tôi mang cây đàn lại, đỡ ông ngồi dậy cho ông đánh bản nhạc mà trước khi chưa lâm bệnh, ông vẫn thường đánh hằng đêm, lúc mọi người đã đi ngủ cả... Nhưng chỉ đàn được một đoạn, thì ông buông cây đàn và gục xuống. Tôi vội rỏ vài giọt sâm vào miệng cho ông sống thêm một chút để xem ông có trối trăng gì không. Ông chỉ vào dưới gối rồi tắt thở... Tôi xem dưới gối thì thấy một phong thư ông đã viết sẵn từ trước nhờ tôi mang đến tặng gia đình cây đàn và bình rượu này để làm kỷ niệm. [/FONT]
    [FONT=&quot]Chàng trai chợt hỏi: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Ông nói thầy chúng tôi hay đàn một làn điệu lúc về khuya. Ông có thuộc bài ấy không? [/FONT]
    [FONT=&quot]- Ai đàn thì tôi nghe, tôi sẽ nhận biết được, chứ tôi không biết đánh đàn. Giá có con tôi ở đây! Nó thuộc làn điệu ấy và thường nói đó là làn điệu hay nhất mà nó được nghe. [/FONT]
    [FONT=&quot]Chàng trai liền nhấc cây đàn lên, so giây rồi ngồi xuống. Tiếng đàn cất lên làm mọi người bàng hoàng, nghe như người thầy đang đánh đàn vậy. Anh vừa đàn được hai câu thì người khách kêu lên: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Đúng là bản nhạc này rồi. Anh đàn hay lắm, nhưng không hay bằng ông thầy đâu. [/FONT]
    [FONT=&quot]Chàng trai vẫn tiếp tục đàn. Đó là bản nhạc mà anh chỉ được nghe một lần trong lúc cùng cô gái và ông chủ nhà đứng nhìn người thầy ngồi đàn một mình dưới ánh trăng trên bãi cát ven sông trước đây. Người khách bỗng chợt nhớ một điều quan trọng. Ông lấy trong túi áo ra một cái gói nhỏ, rồi nhẹ nhàng bày lên bàn. Bên trong cái gói là một nhúm sợi bông trắng được cuộn lại. Ở giữa nó có hai vệt đỏ như máu. Mọi người giật mình. Bấy giờ, người khách kể tiếp: [/FONT]
    [FONT=&quot]- Khi ông ấy buông cây đàn và gục xuống, tôi bỗng thấy có hai giọt nước mắt rơi trên mặt cây đàn. Nhưng đó không phải là hai giọt nước mắt thông thường, mà là hai giọt huyết lệ. Tôi vội gọi người lấy cho tôi nhúm sợi bông này để lau đi và giữ lại. [/FONT]
    [FONT=&quot]- Thầy ơi! - Giọng cô gái thốt lên kinh hoàng và ngất xỉu - Ông chủ nhà và chàng trai vội đỡ cô gái dìu vào phòng trong... Ông chủ nhà và chàng trai cũng không cầm được nước mắt. [/FONT]
    [FONT=&quot]* * * [/FONT]
    [FONT=&quot]Ông chủ nhà và đôi bạn trẻ lập bàn thờ và bia ở trong vườn gần mấy khóm cúc màu tím. Cây đàn và bình rượu của người thầy, ông chủ nhà cũng treo ngay ở bên cạnh bàn thờ. Trong bình rượu lúc nào cũng đựng đầy loại rượu cúc mà ông thầy vẫn thường thích khi còn sống. [/FONT]
    [FONT=&quot]Mùa xuân năm đó, khi ra thắp hương cho người thầy, mọi người ngạc nhiên nhìn thấy từ miệng bình rượu mọc lên hai cái lá con. Hai cái lá lớn lên rất nhanh. Cọng lá khỏe, vươn dài như cái cần cây đàn, còn lá thì cứ xòe to ra và có hình dáng rất giống mặt cây đàn.[/FONT]
    [FONT=&quot]Một thời gian sau, cây trổ hoa. Hoa có màu đỏ tươi, năm cánh nhỏ xíu và túm tụm vào nhau nhìn xa như những vết máu đỏ li ti... Mọi người gọi loài hoa ấy là Ngô Đồng, thân cây giống hệt bình rượu. Lá cây Ngô Đồng rất giống mặt cây đàn của ông thầy ngày xưa. Ngày nay, người thưởng thức hoa cũng chưa chắc đoán ra sự tích đau thương của loài hoa Ngô Đồng ấy!

    [/FONT] ​
    :leaf11:
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/9/11
  2. xuangiao Chưa biết gì về hoa
    xuangiao

    xuangiao Chưa biết gì về hoa

    Tham gia ngày:
    26/9/11
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sự tích hoa Ngô Đồng

    Sự tích về hoa Ngô Đồng cảm động quá. Nhưng sao lại đặt là Ngô Đồng nhỉ ? :D
     

Chia sẻ trang này