1. Tuyển điều hành (MOD) cho Diễn đàn hoa nhanh chân đăng ký nha các bạn

    ♥ Ra mắt Bộ sưu tập ảnh hoa chất lượng cao do các thành viên VF đóng góp

    Viết bài cho Từ điển các loài hoa nhận nhuận bút liền tay

    ♫ Khai trương Bách hóa di động mọi người ghé ủng hộ cái nào :)

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRỒNG HOA LAY ƠN (Gladiolus communis)

Thảo luận trong 'Trồng và chăm sóc hoa' bắt đầu bởi quỳnh hương, 8/5/13.

  1. quỳnh hương Loài hoa nở về đêm
    quỳnh hương

    quỳnh hương Loài hoa nở về đêm Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    30/11/10
    Bài viết:
    680
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    Kế toán
    Nơi ở:
    Bình Dương
    Web:
    Lay ơn có nguồn gốc từ Châu Phi và vùng Trung cận đông. Lay ơn được nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 và thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Hoa lay ơn có độ bền rất cao, dáng hoa đẹp, màu sắc phong phú như Đỏ cẩm, Chi non, Đỏ Pháp, hồng Taiwa, San hô Đà Lạt, Song sắc, phấn hồng, đỏ Catigo...

    [​IMG]

    Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận giống hoa Lay ơn đỏ 09 do Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển chọn là giống sản xuất thử, góp phần bổ sung vào tập đoàn các giống hoa lay ơn của Việt Nam.

    Lay ơn khá mẫn cảm với các loại khí, đặc biệt là khí Clo và Flo. Ở những nơi có nồng độ Clo và Flo cao, lay ơn bị khô đầu lá. Do vậy, khi chọn địa điểm trồng nên tránh những nơi gần khu công nghiệp, lò gạch. Các vùng trồng hoa chính của Việt Nam là Đà Lạt, Hải Phòng, Phú Yên, Sơn La...

    Một số lưu ý khi trồng hoa lay ơn:
    1. Thời vụ trồng:

    Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trồng chủ yếu vào 2 vụ chính là: vụ thu - đông (trồng tháng 9 để thu hoa vào tháng 11) và vụ đông xuân (trồng tháng 10, 11 để thu hoa vào dịp tết Nguyên đán, 8/3), vụ hè trồng ít hơn. Ở những vùng có khí hậu mát mẻ như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, Mộc Châu có thể trồng lay ơn quanh năm.

    [​IMG]

    2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc

    - Đất trồng: Đất thích hợp trồng lay ơn là loại đất phù sa, thịt nhẹ, cát pha, pH từ 6 – 7, thoát nước tốt. Lay ơn rất mẫn cảm với muối kim loại nặng, đặc biệt là lượng chì cao. Khi trồng lay ơn cần chú ý không nên trồng 2 vụ lay ơn liên tiếp trên cùng một mảnh đất. Lên luống: chiều cao 20-30cm, rộng 1,0- 1,2 m, rãnh luống 25-30cm.

    - Mật độ và khoảng cách trồng:
    Hàng cách hàng: 25 cm, cây cách cây 10-12 cm, tương ứng với mật độ 10.000 củ/sào Bắc Bộ.

    - Kỹ thuật trồng:
    Sau khi rạch hàng, bỏ phân, lấp đất mỏng thì đặt củ giống lên trên, sau đó phủ một lớp đất 4-5cm (đất sét lấp mỏng hơn đất thịt, mùa hè nhiệt độ cao lấp dày hơn mùa đông).

    - Tưới nước: Thường xuyên giữ độ ẩm đất từ 70-75%. Thông thường cứ 2-3 ngày tưới một lần, trời nắng khô 1 ngày tưới 1 lần.

    - Bón phân:
    - Lượng bón (cho 1 sào Bắc Bộ) + Phân chuồng hoai mục : 2-3 tấn. + Phân lân: 30 Kg Supelân + Phân Kali: 10 Kg Kali clorua + Phân đạm: 10Kg urê + Phân vi sinh: 50-70Kg - Cách bón: + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 3/4 phân lân +1/2 phân vi sinh. Đánh rạch, trộn đều các loại phân với nhau và bón xuống rạch, sau đó lấp một lớp đất mỏng rồi đặt củ giống lên trên. + Bón thúc: Lượng phân còn lại chia đều cho các lần bón, cứ 7- 10 ngày bón một lần kết hợp với tưới phân chuồng loãng. Riêng phân vi sinh, bón khi cây được 3 lá. Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá: Komix, Sporay-N-Grow phun vào giai đoạn cây có từ 2-5 lá hiệu quả rất cao.

    [​IMG]

    - Kỹ thuật vun xới, tỉa mầm
    Sau trồng 7-10 ngày, mầm mọc khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm, nhưng có những củ mọc ra 2-3 mầm, khi đó ta cần tỉa bỏ những mầm phụ, chỉ để lại 1 mầm chính. Khi tỉa, một tay ấn chặt gốc, 1 tay tỉa mầm, tránh làm lay gốc cây. Khi cây được 3 lá, tiến hành vun đợt 1, sau đó khi cây có 5 lá tiến hành vun đợt 2, đợt này cần vun cao để chống đổ. Sau vun đợt 2 cần cắm cọc định cây, để cây không bị đổ.

    3. Phòng trừ sâu, bệnh


    - Các loại sâu hại chính là : sâu xám, sâu khoang, rầy xanh... Khi bị sâu hại, dùng tay để bắt hoặc sử dụng thuốc Supracide 40 ND, Pegasus 500 SC, Regon 25WP, Bassa 50EC, Trebon 50N ... để phòng trừ

    - Các loại bệnh thường gặp là khô vằn, héo vàng, đốm nâu, khô đầu lá... Có thể phòng trừ bằng thuốc Validacin 500, Benlat C, Zineb 80BTN 1%, Boocđô 1% ...

    4. Thu hoạch và bảo quản hoa

    - Thời gian thu hoạch: Khi cành hoa có 1- 2 hoa nhú màu - Vị trí cắt: chừa lại 2- 3 lá hoàn chỉnh để cây tiếp tục quang hợp nuôi củ.

    - Dùng dao sắc cắt vát 15[SUP]o[/SUP] để tăng khả năng hút nước của hoa. - Sau khi cắt hoa xong nên cắm ngay vào nước
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/5/13

Chia sẻ trang này